Case-study lần này là 1 brand có trình độ chuyên môn sâu để anh em có nhiều cái mổ xẻ.
Ngày đầu tiên mình làm DM, mình chỉ biết mỗi làm nội dung, do đó việc tracking các hoạt động của đối thủ khá là thủ công, chẳng biết làm gì ngoài GG search các từ khóa liên quan và lên Similiar Web để lấy dữ liệu.
Hôm nay sẽ giới thiệu 2 tools để giúp các bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rình mò đối thủ mà sếp đã giao phó. Đó là Facebook Pixel Helper và Tag Assistant (By Google). Đây là 2 extensions của Chrome mà các bạn có kinh nghiệm làm trên 1 năm đều phải biết, các bạn newbie thì mau chóng search và cài vào Chrome trước khi đọc tiếp. (Cài 2 cái này chắc chỉ hết 1 phút)
Lần này mình sẽ đóng vai là 1 bên bán dịch vụ đào tạo Digital Marketing, và đối thủ lần này là Sage. Hãy cùng xem thông qua 2 tools trên giúp chúng ta nhìn thấy điều gì từ cách thức triển khai Digital Marketing của Sage nhé!
Đầu tiên là Homepage.
Đầu tiên là các tag này đều xanh, có nghĩa là đã setup chuẩn. Rất nhiều bên setup sai, đỏ lòm mà vẫn không sửa, điều đó cho thấy trình độ DM vẫn còn non.
Hầu hết các đơn vị sử dụng Google Tag Manager để quản lý các tag marketing đều là các brand có kinh nghiệm triển khai. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có thì khả năng Budget cho DM của bạn cũng không quá 50tr/tháng.
Sage sử dụng 2 tag Remarketing của Adwords, điều đó cho thấy họ rất chú trọng vào kênh Google Search và GDN. Nếu tẹo bị bám đuôi thì mình sẽ update ở phần Comment.
Click vào tag Google Analytics để tiếp tục tìm hiểu .
Phát hiện ra Sage có tracking 1 Event Hit. Thường thì các event được định nghĩa là 1 sự kiện xảy ra trên website, nó có thể là interaction nếu User có tương tác hoặc non-interaction nếu như website tự động khởi tạo (ví dụ như auto play video, slider…), nhưng mình chưa click vào gì cả đã thấy chạy Event này. Click tiếp vào Event.
Đây là Event tracking theo Time on site của user, đây là non-interaction Event. Như ở đây có thể đọc được là khi User ở lại trên website trên 30s thì Event này sẽ được ghi nhận. Việc xác định Event này giúp Sage phân biệt được những đối tượng xem page rồi đi ra ngoài (dưới 30s) và những người quan tâm tới nội dung web (trên 30s). Việc này có thể phân tệp để chạy quảng cáo cả Fb lẫn Gg được.
Thông thường nếu chỉ chạy target tới những người truy cập website thì rõ ràng là không exclude được tệp bounce out.
Rõ ràng là 1 brand chuyên nghiệp khác bọt hẳn so với mặt bằng chung. Tiếp theo là sang tag của Facebook.
Trên Sage có sử dụng 1 con Pixel, ở Homepage vẫn là các tag mặc định. Với setup ở trên mình có thể xác định được Sage mạnh/ chú trọng kênh của Google hơn là Facebook. Vì ở đây Tag Page view được bật ngay khi load page, như vậy nếu setup quảng cáo trên Facebook tới những người đã truy cập website, Sage sẽ không exclude được tệp Bounce out.
Chúng ta đi thử vào 1 page giới thiệu về khóa học.
Tại 1 khóa về Content, các tag vẫn vậy, không có nhiều thay đổi. Với Gg thì khi đi sâu vào Funnel của đối thủ chúng ta cần để ý đến các Event mà họ tracking hơn là các loại tag. Click vào Google Analytics xem Sage có tracking thêm Event gì không.
Vẫn là Event View 30s.
Còn với các tag của Facebook thì mình phát hiện thêm 1 điểm chưa tối ưu. Điểm này có lẽ cũng đúng với nhận định Sage chú trọng kênh quảng cáo trả phí của Gg hơn.
Bởi lẽ, nếu muốn tối ưu khi chạy Fb thì các trang về chi tiêt sản phẩm nên được gắn Tag ViewContent, điều này giúp Pixel của Facebook phân biệt được đâu là đối tượng chỉ vào trang chưa có nhu cầu (Event PageView) và đối tượng có nhu cầu (Event ViewContent). Dựa vào 2 Events này thì có thể tạo các tệp nói trên.
Tiếp theo là màn hấp dẫn nhất đó là tracking chuyển đổi. Như ở đây, mục tiêu của Landing Page này là lấy contact dựa trên việc điền Form đăng kí của User.
Click thử vào 1 nút Đăng kí tư vấn xem sao.
Tag Google Analytics báo có 2 events, 1 trong số đó là View 30s rồi để xem Event tiếp theo được tracking là gì. Các bạn click vào ô Event.
Vậy là tracking Event nút màu cam kia. Sage lúc này có thể tạo tệp và quảng cáo trên các kênh của Gg tới những người đã click nút đăng kí tư vấn.
Mình nghịch click thử các nút khác ở trên landing page này xem có gì hay không.
Mình không điền form tải Brochure nhưng vẫn ấn nút, và kết quả là…
Event click nút vẫn ghi nhận. Vậy đây là một setup sai.
Vì đây là nút Submit form, không phải nút Click-through như ở trên, việc tracking không nên là số lượt click nút mà là số Lead thu được thông qua việc mở trang xác nhận đã hoàn thành đăng kí. Do đó Event này không có nhiều ý nghĩa khi tracking.
Soi tiếp sang tag của Facebook.
Vậy là Sage không tracking event trên Facebook. Hiện Facebook đang update pixel, trong tương lai thì sẽ tự động tracking nút giúp nhà quảng cáo nhưng chưa biết là khi nào.
Chúng ta sang trang điền form.
Ở đây chúng ta có 1 Event mới ngay khi load trang (!?!?!? Tại sao lại đặt Event là PageView nhỉ, đã có sự kiện trên trang nào đâu?). Có thể dễ dàng nhận ra Sage đang tracking funnel đăng kí theo trình tự: Xem landing page >> Vào trang điền form >> Xác nhận hoàn thành đăng kí.
Ở trang điền Form, Sage đang đặt là Step 1. Việc tracking này sẽ giúp chúng ta theo dõi xem user chuyển đổi qua lần lượt các step như thế nào, giả sử ở 1 bước nào đó chuyển đổi kém thì sẽ phải tiến hành kiểm tra xem liệu có lỗi kĩ thuật gì không? UX UI đã rõ ràng chưa? User gặp phải khó khăn gì khi thực hiện bước đó.
Tuy nhiên mình chưa hiểu, là tại sao Sage lại đặt Funnel là Event? Vì hoàn toàn có thể tạo Funnel Visualization thông qua các Url. Report về Funnel Visualization này có thể dễ dàng tìm thấy trong Google Analytics.
1 điểm thú vị nhưng cũng rất đáng tiếc ở nút Thêm người đăng kí.
Dĩ nhiên là nút này cũng được các bạn ở Sage tracking. Hãy tưởng tượng chúng ta có 1 tệp những người click thêm đăng kí nhưng mà lại chưa hoàn tất đăng kí, lúc này hoàn toàn có thể chạy một content kiểu như “discount cho nhóm 3 người trở lên”. Right content, right people là ở chính chỗ này.
Nhưng đáng tiếc là chỉ có thể tạo tệp này trên kênh Gg, trên Fb thì không vì 1 lần nữa Sage không tracking Event facebook.
Hoàn tất form đăng kí, chúng ta click vào nút Đăng kí màu cam.
Hah. Thì ra là nút Đăng kí được khai báo là Event step 2. Như vậy funnel này Xem form đăng kí >> Ấn nút đăng kí.
Mình cũng khá băn khoăn là tại sao lại thế?!?! Trong khi thông thường là theo trình tự: Xem landing page >> Vào trang điền form >> Xác nhận hoàn thành đăng kí.
Tạm gác ở đó, chúng ta qua trang xác nhận sau khi đăng kí thành công.
Okie, vậy là chúng ta quay lại Step 1 sau khi hoàn tất form đăng kí @@. Đến đây thì mình thực sự confused về cái funnel của Sage đang setup.
Nếu để ý thì thấy Url của 2 trang form và cảm ơn đều có chứa /dang-ky-hoc có thể thanh niên setup Event Step 1 đã chọn Rules là url có chứa /dang-ky-hoc dẫn tới trang cám ơn cũng ghi nhận Step 1 thêm 1 lần nữa.
Vì Url ở đây toàn là url tĩnh, không chứa các tham số động thì tại sao bạn không lấy luôn Rules là Exact match/ Equals mà lại lấy là Contains?
Với tag của facebook, thì chắc vẫn như ở trên, không có tracking event.
Quả thực là như vậy.
Như vậy có thể kết luận vài điểm như sau:
__1. Sage sử dụng chiến thuật Retageting với đối tượng đã truy cập website, cụ thể là theo đuổi trên các kênh của Gg
__2. Sage không tracking Facebook Event, do đó sẽ không sử dụng loại quảng cáo Web Conversion mà chủ yếu sẽ là Click to web.
__3. Kĩ thuật tối ưu có bài bản nhưng mắc các lỗi tracking khi setup Event trên Tag Manager. Các nút tracking tương đối máy móc (Funnel, Lead). Bỏ sót nhiều angle tiềm năng khi tiếp cận học viên.
Bài đến đây là hết, hy vọng bạn đọc có thể rút ra được một cách khá hay để rình mò hoạt động Digital Marketing của đối thủ.
Nếu đối thủ của bạn vẫn chưa có các setup chuyên sâu như trên thì hoàn toàn có cửa để cạnh tranh ::))
Nguồn: Phạm Anh Dũng’s Facebook
Quét mã QR để đọc bài viết này để xem tiếp trên điện thoại