nghe thuat dung loi khen voi be.01jpg

Khen trẻ như thế nào

KHEN TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
Lời khen có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ trước 10 tuổi. Tuy nhiên, nếu chúng ta khen không đúng có thể không mang lại ý nghĩa như động lực cho sự phát triển của trẻ, mà nhiều lúc còn gây ảnh hưởng ngược lại

Những nghiên cứu về tâm lý trẻ nhỏ cho thấy: cha mẹ thường dùng nhiều lời khen không chủ đích như con giỏi quá, cháu đẹp trai giống ba quá; ngược lại khi chê lại quá chủ đích và hay nhai lại VD, khi trẻ ra ngoài chơi xin phép bạn và xỏ giày trái, bạn lại chú ý hơn về cái sai là phê phán ngay: “mẹ bảo bao nhiêu lần, mà vẫn xỏ giày trái”, thay vì 1 lời khen cho 1 biểu hiện tốt của trẻ là “xin phép bạn”. Bài viết này giúp cha mẹ tham khảo làm sao chúng ta khen trẻ giúp tạo ra giá trị động lực.

NHỮNG ĐIỀU NÊN KHEN
1. Lời khen của cha mẹ trên 1 hành động hoặc 1 sự việc nào đó mà trẻ làm 1 mình hoặc cùng bạn làm, không cần phải có kết quả tốt nhất, chỉ cần có sự cố gắng của trẻ trong đó, thì lời khen cho trẻ lúc này là có hiệu quả rất tốt cho khả năng nỗ lực và động lực phát triển

Ví dụ: Tối qua con học bài rất khuya, mẹ biết con đã cố gắng làm tốt, điểm 8 rất xứng đáng con ạ!

2. Lời khen không chỉ cho 1 việc làm gì khó khăn cần nhiều nỗ lực, mà lời khen có thể cho trẻ với những việc làm bình thường hằng ngày.

Ví dụ, trước khi trẻ chạy ra khoảng trống trước nhà, trẻ xin phép bạn hoặc trẻ tự xỏ dép để mang mặc dù xỏ sai.

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN KHEN HOẶC HẠN CHẾ
Có những cái thực sự tốt hơn là không nên hoặc hạn chế khen thường xuyên bởi vì tâm lý trẻ phát triển chưa đủ để đón nhận nó.

1.Khen về hình thể. Đặc biệt, lời khen liên quan đến tăng trưởng và sự phát triển. VD. con phát triển cao quá! Trông con bé mập mạp tròn tròn dễ thương.
2. Khen về tính cách. VD. Nó “cá tính” lắm đó [ý người mẹ rất tự hào về sự cứng rắn của trẻ khi mẹ kêu bé làm gì]

LỜI KHEN KHÔNG CẦN BÀN LUẬN NHIỀU NGƯỜI
Lời khen sẽ mất hiệu quả nếu được đem ra bàn luận bàn tròn, trừ khi do bé tự nói. Tôi thấy nhiều cha mẹ thích khen con trước mặt bạn bè, hoặc so sánh con với bé này bé khác.

Điều này không sai cho đến khi bí mật này bị trẻ nghe được. Điều này đồng nghĩa với việc lời khen của bạn hết có “sức mạnh” với trẻ nữa tại thời điểm đó và về sau. Lời khen là giống như 1 giao kèo thiêng liêng mà chỉ giữa bạn và bé, ở đó bé cảm thấy được sức mạnh của lời khen để nỗ lực tốt hơn và tìm thấy niềm tự hào của mẹ. Lời khen không phải là câu chuyện để bàn luận bàn tròn. 1 tác dụng phụ nữa là có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của bé. Trẻ có thể trở nên quá tự tin với bạn bè hoặc xa dần các mối quan hệ bạn bè khi các bạn của con bạn đều nghĩ con bạn “quá giỏi!”

THỜI ĐIỂM CHO LỜI KHEN TỐT NHẤT

Lời khen nên đến sớm sau khi trẻ làm 1 việc gì đó tốt, chậm nhất là 12 tiếng. Nghiên cứu của GS. Henderlong từng chia sẻ: Sau khi nỗ lực làm 1 việc gì, trẻ cần ai đó động viên và khích lệ, cảm xúc của trẻ duy trì giảm dần sau 12 tiếng. Do đó, cha mẹ nên tặng lời khen trong khi trẻ nổ lực, ngay khi hoàn tất hoặc ít nhất là trong 12 tiếng sau đó. Sau 12 tiếng, nếu bạn lỡ quên, bạn đừng cho lời khen nữa, mà thay vào đó hãy hỏi trẻ cách làm nó như thế nào? Nếu trẻ chịu nói với bạn, hãy tận dụng cơ hội thứ 2 và duy nhất này trao lời khen đến bé. Nếu lỡ quên mất, bạn tốt nhất đừng nhắc đến nó, hãy đợi 1 cơ hội khác.

CẤU TRÚC LỜI KHEN DÀNH CHO TRẺ NHỎ
Lời khen cần có 1 cấu trúc rõ ràng và tránh chứa một vài yếu tố có thể mang trẻ hiểu theo ý tiêu cực. Đầu tiên cấu trúc của lời khen:

Nên Tránh những cấu trúc này:
1. Khen trực tiếp bé mà không nhắc đến quy trình nỗ lực
Nếu khen như vậy rất mơ hồ, trẻ nhỏ cần được hiểu: Cha mẹ khen trẻ ở điểm nào, ở quy trình nào…thì lúc này nhận thức của trẻ mới có cơ hội rèn luyện phát triển.
Nên sửa lại: Khen trực tiếp bé nhưng thêm 1 câu ngắn mô tả quy trình nổ lực

Ví dụ: Con của mẹ tuyệt vời quá!
Sửa lại: Con của mẹ tuyệt vời quá! Đã xếp được 2 khối gỗ, con thử thêm 1 khối màu xanh này nữa nhé!

2. Đưa cảm xúc của bạn vào mà không có quy trình nổ lực
Đưa ý kiến/suy nghĩ của bạn về nỗ lực của bé là đúng, nhưng nó không nên cường điệu quá, và cũng cần cho trẻ biết tại sao mẹ có cảm xúc đó, và cảm xúc đó ở nỗ lực nào của mình. Bạn vẫn còn nhớ về những mảnh ghép của não bộ. Mọi hình ảnh đều được chia nhỏ và trẻ cần rõ ràng để có thể xếp thành bức tranh lớn để học.
Nên sửa lại: Dùng từ mô tả cảm xúc của bạn ở độ vừa phải và thêm 1 câu ngắn mô tả quy trình nổ lực

Ví dụ: Mẹ thật tự hào vì con vì con đã làm được
Sửa lại: Mẹ vui lắm vì con đã xếp được 2 khối gỗ, con thử thêm 1 khối màu xanh này nữa nhé!

3. Nhắc lại quá khứ để nhấn mạnh hiện tại
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng nhắc lại những nỗ lực trước đó để trẻ thấy nỗ lực của trẻ hiện tại là xứng đáng. Tuy nhiên, một cách tốt hơn và rõ ràng hơn là nhấn mạnh nỗ lực của hiện tại, sẽ phù hợp hơn với những nhận thức còn đang học hỏi của trẻ nhỏ. Việc nhắc lại quá khứ hôm qua không ý nghĩa vì não bộ trẻ sẽ dành năng lượng cho các học hỏi ở hiện tại. Do đó, cha mẹ nên tương tác tốt với trẻ tại lúc nói, đừng khen hay càu nhàu nhiều những việc trẻ làm ở quá khứ. Làm tốt hiện tại thì những thói quen xấu trước đó của trẻ sẽ tự thay thế dần với những hành vi tốt trẻ vừa học được.
Sửa: Chỉ nói về nỗ lực của hiện tại
Ví dụ: Hôm nay con đã làm được rồi, hơn hôm qua đó.
Sửa lại: Hoan hô, Con đã xếp được 3 khối đó! Yeah nào!

LỜI KHEN NÊN CHỨA 3 PHẦN SAU:

* Nói thẳng những suy nghĩ của bạn về nỗ lực của con để trẻ hiểu ngay. VD, mẹ thích, mẹ hài lòng, mẹ thấy vui…
* Nhắc lại nỗ lực của con
* Khuyến khích con suy nghĩ thêm cách khác hoặc 1 cách thể hiện như giao kèo/chứng nhận thành tích của con: chạm tay nào! Yeah!

Ví dụ: Wow, Mẹ thích cách con xếp cao được 3 khối gỗ, con thử xem có cách xếp khác nào làm khối gỗ dài ra không nhỉ?
Phân tích cấu trúc:
Phần 1: Wow, me thích cách
Phần 2: Con xếp cao được 3 khối gỗ
Phần 3: con thử xem có cách xếp nào khác làm khối gỗ dài ra không nhỉ? (khuyến khích bé xếp khối gỗ theo chiều ngang)

note:
Henderlong J and Lepper MR. 2002. The effects of praise on children’s intrinsic motivation: A review and synthesis. Psychological Bulletin 128(5): 774-795.

– ST –

Quét mã QR để đọc bài viết này để xem tiếp trên điện thoại

QR: Khen trẻ như thế nào