Cach Tao Landing Page Ra Don Hieu Qua

8+ cách tạo landing page để chuyển đổi thành đơn hàng

Với nhiều công cụ hỗ trợ tăng lượt truy cập trang web như Facebook Ads, Google Ads, SEO… sẽ chẳng khó để trang web của bạn có lượng lớn khách hàng truy cập mỗi ngày. Nhưng trên thực tế rất nhiều khách hàng than với mình rằng đã làm website hay landing page chạy quảng cáo và lượt chuyển đổi thành đơn hàng thì quá thấp.

Làm thế nào để chuyển đổi lượt truy cập trang web này thành đơn hàng thì vẫn là một bài toán khó đối với nhiều nhiều người. Cùng xem qua một số gợi ý giúp bạn cải thiện số lượng đơn hàng hiện tại trên trang web của bạn nhé!

8+ cách tạo landing page để chuyển đổi thành đơn hàng

1. Thay đổi nội dung và hình thức trình bày

Khi khách hàng truy cập vào trang web của bạn, thứ đầu tiên lọt vào mắt họ là giao diện/ cách bạn trình bày trang web. Khi mọi người truy cập vào trang web của công ty bạn, họ sẽ muốn tìm hiểu về bạn, về những gì bạn làm, bạn bán, bạn cung cấp. Họ muốn tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và họ muốn giải quyết được vấn đề của họ một cách nhanh nhất có thể.

Muốn “ra đơn” từ landing page hay website, bạn cũng cần phải tối ưu nội dung trên website. Nội dung cần phải thuyết phục và hướng thẳng đến đối tượng mục tiêu. Đa phần, khi mình thiết kế landing page cho khách hàng, họ thương yêu cầu phải điền thật đày đủ thông tin. Nhưng thực tế việc sử dụng những câu văn dài để thu hút khách hàng vào sản phẩm là không cần thiết và có phần dư thừa. Đa số những chủ shop online lớn đều trình bày nội dung trang web của mình theo cách tối giản nhất.

Một số mẹo cho bạn khi muốn mô tả sản phẩm thật hấp dẫn thì hãy checklist nêu bật lên ưu điểm của sản phẩm, các dòng thương không qua dài và rõ ràng để khách hàng cảm nhận được hết những điều bạn truyền tải. Nhiều khách hàng không muốn đọc một bài viết toàn chữ dài và khô khan, bạn cần trình bày sao cho nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách in đậm những thẻ tiêu đề, phân đoạn bài viết, thêm màu sắc, hình ảnh minh hoạ…

2. Kích thích khách hàng bằng cách cung cấp giá trị miễn phí

Một trong những cách kích thích khách hàng tốt nhất là cung cấp một cái gì đó miễn phí hoặc uu đãi tặng thêm. Nó có thể là mã khuyến mại, voucher giảm giá, ebook/ khóa học miễn phí… Miễn là nó miễn phí và chuyển hành động đến trang này sau đó chuyển khách hàng đến kênh bán hàng của bạn.

Khi bạn cung cấp nội dung miễn phí, Nó không chỉ đơn thuần là tạo ra một Landing Page hoặc 1 bài viết rồi đăng lên các mạng xã hội là xong. Bản chất nó là phá vỡ lớp phòng bị ban đầu của khách hàng về thương hiệu, mở ra cánh cổng để chào đón khách hàng tiềm năng tiến sâu vào những mê cung thông tin hoặc để lại tên và email để nhận.

Ví dụ:
NHẬN TÀI LIỆU MIỄN PHÍ:
Ebook “Đột phá doanh thu với landing page chuyển đổi được hàng triệu doanh nghiệp áp dụng 2021” => Bấm vào đây để tải về ngay

1000+ Mẫu Layout Landing Page được hàng triệu doanh nghiệp sử dụng. => Bấm vào đây để tải về ngay

Hướng dẫn Chi tiết: Thiết lập theo dõi chuyển đổi quảng cáo Google với Landing Page của bạn. => Bấm vào đây để tải ngay

Chiến lược này là một trong những cách thành công nhất để tạo ra khách hàng tiềm năng mới được nhiều người sử dụng (thậm chí khách hàng trả tiền) cho doanh nghiệp của bạn. Nó cung cấp cho khách truy cập một cái gì đó miễn phí và cho bạn một cách để liên hệ với họ sau này.

Hãy luôn nhớ điều này khi kinh doanh: Cho đi trước nhận lại sau. Khi bạn có đi đúng đủ giá trị thì cái bạn nhận lại về sau đôi khi còn nhiều hơn gấp bội.

3. Thêm những bằng chứng trên trang web

Khi mua hàng và tìm hiểu về một sản phẩm/ dịch vụ nào đó, khách hàng thường thắc mắc website có uy tín không, có thể tin tưởng để mua hàng không?… Họ sẽ thường tìm kiếm những đánh giá từ khách hàng cũ trong quá khứ về sản phẩm và website bán sản phẩm đó trước khi quyết định mua.

Nhưng khi trang web của bạn hoàn toàn mới, chưa có khách hàng, thương hiệu, cũng không có đánh giá nào để tạo uy tín, cách tạo niềm tin cho khách hàng để họ an tâm mua sắm là gì? Vậy nên vấn đề xây dựng trang web có chứa các feedback uy tín sẽ rất quan trọng trong việc giúp bạn dễ dàng kinh doanh hơn. Bạn có thể cung cấp các feedback (phản hồi) của khách hàng cũ, có chính sách đổi trả hàng rõ ràng… để tạo dựng lòng tin với khách hàng.

Bạn nên có cho mình những hình ảnh (feedback) phản hồi của khách hàng để tăng thêm sự tin tưởng thương hiệu, bạn cũng nên cân nhắc việc tặng sản phẩm cho bạn bè, gia đình, hoặc người nổi tiếng để có những phản hồi tích cực về sản phẩm của bạn. Thêm nữa, việc tổ chức một minigame hoặc give-away (tặng quà) cũng là một ý tưởng giúp shop của bạn được nhiều người biết đến hơn.

Hãy đưa ra bằng cách chứng minh giá trị của bạn, bạn đang chứng minh rằng bạn là lựa chọn tốt nhất để giúp đỡ ai đó.

4. Tăng niềm tin thương hiệu của khách hàng

Chứng ta đều biết việc xây dựng niềm tin khách hàng khi sản phẩm của bạn chưa được biết đến rộng rãi là điều vô cùng khó khăn. Nhưng nó là bước cần thiết để chuyển đổi khách hàng tiềm năng.

Có một điều bạn nên biết là khách hàng và bạn ban đầu là những người xa lạ. Vì vậy bạn cần đảm bảo landing page hay website của bạn đủ hấp dẫn và khiến khách hàng cảm thấy an tâm. Dưới đây mình sẽ gợi ý một số cách giúp bạn có thể làm điều đó:

➤ Nhắn tin trực tiếp với khách hàng

Mặc dù khách hàng và bạn không quen biết nhau, bạn vẫn có thể giới thiệu bản thân và xây dựng kết nối trực tiếp với mỗi khách hàng qua live chat. Bạn có thể bổ sung tính năng live chat bật lên bên ốc màn hình khi khách hàng vừa truy cập qua các công cụ như Tawkto, Fb messenger, zalo,…

Live chat giúp bạn chào hỏi khách hàng khi họ vừa mới truy cập trang web và khách hàng cũng có thể được giải đáp các thắc mắc của mình. Một số app live chat có thể được lập trình các tin nhắn trả lời tự động. Điều này giúp bạn có thể trả lời khách hàng 24/7.

➤ Sử dụng mạng xã hội để xây dựng mối quan hệ

Một cách nữa để tăng độ uy tín của bạn là hãy thiết lập các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Instagram cho shop online. Nhưng yếu tố này cực kỳ quan trọng giúp shop của bạn được nhiều người biết đến.

Bạn cũng không cần phải mở trên mọi nền tảng social, bạn chỉ nên duy trì chúng trên những nền tảng social mà khách hàng mục tiêu của bạn hay sử dụng. Điều này yêu cầu bạn phải thường xuyên cập nhật trang mạng xã hội của bạn như Facebook, Instagram với nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó việc trả lời bình luận cũng như tin nhắn cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn và khách hàng gắn kết nhiều hơn.

5. Đơn giản hoá thủ tục mua hàng

một trong những lý do khiến khách hàng không chuyển đổi trên landing page hay 1 website nào đó là do quy trình mua hàng quá rắc rối. Nếu gặp phải nhiều rắc rối và bất tiện trong quá trình mua hàng, khách hàng rất có thể sẽ không mua hàng nữa.

Mình thấy nhiều chủ shop xây dựng trang web rất tốt, có nhiều bài viết chất lượng, khách hàng xem xong đã quyết định mua hàng, nhưng đến bước đặt hàng thì thủ tục lại quá rườm rà. Nếu gặp phải nhiều rắc rối và bất tiện trong quá trình mua hàng, khách hàng tới bước này rất có thể sẽ out và không tiếp tục mua hàng nữa. Thế là bạn “Thất thu”…

Kinh nghiệm rút ra từ việc kinh doanh online cho thấy bạn nên hạn chế việc bắt khách hàng phải tạo tài khoản để mua hàng. Bạn chỉ nên yêu cầu trong form đặt hàng các thông tin như họ tên, số điện thoại, địa chỉ để giao hàng là đủ. Các yêu cầu xác minh thông tin khác thì bạn có thể tự làm bằng cách gọi điện trực tiếp tới họ. Hãy nhớ rằng luôn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua hàng đơn giản và thuận tiện nhất, đừng phức tạp hoá vấn đề không cần thiết.

Bạn có thể đơn giản hóa form điền trên landing page chỉ với 3-4 thông tin cần điền và cả website mua hàng cũng thế.

6. Chèn video giới thiệu sản phẩm

Xu hướng hiện tại các khách hàng thông minh hơn và “vội vã” hơn. Đôi khi họ không đủ kiên nhẫn để đọc một bài chỉ có chữ hoặc thậm chí là xem ảnh. Hầu hết người dùng không có mong muốn ở lại lâu trên trang web. Nhưng hầu hết trong số họ sẵn sàng dành 2 đến 5 phút trở lên để xem video liên quan.

Sau khi xem xong các video, khách hàng sẽ dễ dàng hình dung về sản phẩm, công dụng, giá trị mà nó mang lại. Khi đó, họ sẽ cảm thấy được thuyết phục và muốn mua hàng hơn.

Vậy ngại gì không đầu tư một video thật rõ ràng về sản phẩm/ dịch vụ của bạn để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang web của bạn.

7. Chiến lược Remarketing khách hàng cũ

Remarketing thường được triển khai theo dạng Email marketing (gửi đi một mã code giảm giá với những người chưa thực hiện click vào ‘Thêm vào giỏ hàng’ trên website của bạn) hoặc retargeting khách hàng đã truy cập website với quảng cáo trả phí trên Facebook, Google.

Đối với landing page thì các bạn có thể Remarketing bằng cách đặt Push Notification để thông báo về chương trình ưu đãi mới hoặc tặng một mã giảm giá hấp dẫn cho khách hàng. Hoặc gửi hàng loạt thông tin khuyến mãi lại cho các khách hàng đã inbox từ fanpage để dẫn về landing page bán hàng.

Hãy nhớ rằng không phải tất cả các khách hàng đều sẵn sàng mua sản phẩm của bạn ngày từ lần đầu tiên truy cập. Phụ thuộc vào sản phẩm và giá thành của sản phẩm, quyết định của họ có thể diễn ra lâu hơn khi họ có thể quay lại trang web của bạn một vài lần nữa.

Remarketing nhắm thẳng vào những người truy cập trang web trước đây dựa trên những hành động mà họ đã thực hiện trên trang web của bạn như không ấn vào nút ‘Thêm vào giỏ hàng’ hoặc click vào một sản phẩm nào đó nhưng không mua hàng.

Đây là một chiến lược hiệu quả để khiến thương hiệu của luôn ở vị trí “top of mind” (đầu tiên) trong tâm trí của những khách hàng chưa mua sản phẩm của bạn.

8. Theo dõi chỉ số trên social platform

Hãy luôn luôn đo lường, tracking thật kỹ trang web của bạn. Mỗi trang web đều có những điểm khác nhau, xem xét và theo dõi những chỉ số phân tích trên Google Analytics, Facebook Insight… có thể giúp bạn thấy rõ chân dung khách hàng tiềm năng về sở thích, nơi sống, tuổi tác…

Bạn có thể gắn Pixel ở nhiều nguồn khác nhau để tracking trang web bạn đang chạy. Ví dụ bạn đang chạy quảng cáo ở nhiều kênh FB ads, Google Ads, Instagram, Tik Tok, Zalo, Youtube, …. chỉ cần khách hàng đổ từ các kênh quảng cáo đó về landing page… thì họ có thể sẽ dính tiếp quảng cáo của mình ở all các kênh còn lại. Khi họ truy cập vào một landing page bạn đang chạy quảng cáo FB. Sau đó khách hàng sẽ vào các website khác sẽ dính Google Adword, hoặc khách vào youtube cũng sẽ dính Ads quảng cáo của mình. Nhìn chung cơ chế pixel là vậy.

Trong khi tổng tỷ lệ chuyển đổi là quan trọng, thì việc chia nhỏ quá trình mua hàng cũng là một việc nên làm. Thay vì thiết kế nút ‘Thanh toán ngay’, bạn có thể chia nhỏ quá trình này bằng cách tạo thêm nút ‘Thêm vào giỏ hàng’ rồi sau đó mới ‘Thực hiện thanh toán’. Làm như vậy sẽ giúp bạn xác định rõ điểm “rơi” của khách hàng ngay từ lần truy cập website đầu tiên.

Nếu bạn vẫn chưa chuyển đổi được lượt truy cập trang web thành đơn hàng, hãy nhìn lại những điểm sau để “chữa cháy” ngay:

  1. Bạn có đang bán đúng sản phẩm đến đúng đối tượng mục tiêu?
  2. Kỹ năng tư vấn chốt sales của bạn/ nhân viên đã tốt chưa?
  3. Bạn đã thử tập trung vào thị trường “ngách”?
  4. Có phải lượt truy cập website là của khách hàng mục tiêu?
  5. Bạn đã bắt đầu xin feedback từ khách hàng/ người quen của mình chưa?
  6. Nên nhớ rằng việc theo dõi, thống kê các chỉ số có thể giúp shop của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Còn hàng tá lý do khác bạn phải tối ưu đẻ trang web “ra đơn”. Những yếu tố mình chia sẻ ở trên là những thứ phổ biến nhất để bạn có thể fix ngay bây giờ.

Trần Hoàng Ngọc Tâm – Cofounder SimplePage

 

Quét mã QR để đọc bài viết này để xem tiếp trên điện thoại

QR: 8+ cách tạo landing page để chuyển đổi thành đơn hàng